Phục trang Làng Địa Ngục gây ấn tượng nhờ bám sát chất liệu các cổ phục Việt Nam

21:09:5915/10/2023

Đạo diễn - nhà sản xuất series Tết Ở Làng Địa Ngục luôn tâm niệm: “Phục trang phải thật Việt Nam trước đã!".Vì lý tưởng này, ekip thống nhất thiết kế toàn bộ trang phục Tết Ở Làng Địa Ngục mang dấu ấn phục trang Việt Nam, chú trọng cân bằng giữa truyền thống và hợp thị hiếu, từ hoạ tiết, chất liệu, màu sắc.

Dù không nêu rõ giai đoạn và thời gian câu chuyện trong phim diễn ra, theo cố vấn lịch sử dự án Tết Ở Làng Địa Ngục - anh Phan Thanh Nam,  trang phục Tết Ở Làng Địa Ngục phản ánh các dạng thức thời trang của cuối thời Lê - đầu thời Nguyễn và phục sức của các đồng bào dân tộc. Thiết kế tạo hình nhân vật có kết hợp các khuôn mẫu từ cổ phục của Việt Nam: áo tứ thân, ngũ thân, giao lĩnh.

Dân ở khu vực làng, người sống trên núi, người đồng bằng có chất liệu vải khác nhau. Trang phục người trên núi cao có chất dày hơn để giữ ấm. Trang phục người vùng thấp hơn có chất mỏng hơn. Tất cả cho thấy họ là cư dân ở gần nhau và có sự giao thoa, ảnh hưởng văn hóa với nhau nhưng vẫn có những chất riêng của làng Địa Ngục. 

Câu chuyện Tết Ở Làng Địa Ngục kể về một băng cướp ô hợp tứ phương, nên từ việc chọn diễn viên có giọng nói hai miền, đến tạo hình, trang phục cũng tuỳ vào xuất thân của từng nhân vật trong làng, mà tổ phục trang lựa chọn các gam màu, chất liệu vải phù hợp cho các nhân vật chính là Ông Thập (Quang Tuấn), lão ăn mày (NSƯT Phú Đôn), Tam Quỷ (Võ Tấn Phát), Thị Thập (Nguyên Thảo)... 

TOLDN-BTS-TRANGPHUC-STILL-13

Ngoài ra, với nhóm nhân vật hư cấu Thập Nương (Lan Phương), bà Vạn lái đò chở vong, quỷ canh rượu, Giám đốc Nghệ thuật Duy Văn - cùng chuyên gia Thiết kế phục trang Nabongchua đã đưa thêm nhiều chi tiết sáng tạo hơn để tô đậm chất liêu trai, văn hoá linh dị của tác phẩm. Vớii hình tượng hình nhân thế mạng, ekip lấy cảm hứng từ hình ảnh và hoa văn các hình nhân thế mạng vốn đã quen thuộc trong văn hoá người Việt. 

Đối với nhân vật chính là ông Thập của diễn viên Quang Tuấn, ông trưởng làng này có nhiều hoạt động đa dạng nhất nên có nhiều bộ trang phục cho từng hoạt động sinh hoạt tại làng, các bộ khi xuống núi, đi chợ bán vải.

Ngoài ra, còn có các bộ trang phục đặc biệt:

  • Set đồ của ông lão què có thêm tiếng lục lạc tạo cảm giác bí ẩn, cùng chiếc bầu rượu đặc trưng.
  • Con hình nhân thế mạng là thiết kế lấy cảm hứng từ hình ảnh và hoa văn các hình nhân thế mạng quen thuộc.
  • Nhân vật Thập Nương là nhân vật hư cấu nên tạo hình trang phục sẽ không nhất thiết bám vào một sắc tộc cụ thể mà kết hợp yếu tố văn hóa miền núi phía Bắc cùng văn hóa của Việt Nam.
  • Tương tự, đối với các nhân vật hư cấu khác như bà Vạn lái đò chở hồn, quỷ canh rượu,... đều đưa thêm nhiều chi tiết sáng tạo hơn để tô đậm chất liêu trai, văn hoá linh dị của tác phẩm.

Tết Ở Làng Địa Ngục là bộ phim kinh dị cổ trang đầu tiên của Việt Nam và là series kinh dị đầu tư kinh phí cao nhất từ trước tới nay của K+, được thực hiện bởi bộ đôi đạo diễn - NSX chuyên trị dòng phim kinh dị Trần Hữu Tấn - Hoàng Quân, chuyển thể từ bộ truyện gốc của nhà văn Thảo Trang, đây sẽ là series phim kinh dị chuyển thể dữ dội và ma quái nhất của Việt Nam. Tác phẩm có thời lượng 12 tập phim mỗi tập 45 phút. 

TOLDN-BTS-TRANGPHUC-STILL-5

Câu chuyện phim xoay quanh những cái chết kỳ dị, man rợ xuất hiện ngày càng nhiều ở làng Địa Ngục - nơi nương náu hiện giờ của con cháu băng cướp khét tiếng một thời trong quá khứ. Mỗi ngày trôi qua, hàng loạt điềm báo, án mạng bi thảm không ngừng xảy đến với những người dân làng vô tội. Phải chăng hậu duệ của băng cướp giờ đây đang đối mặt với nghiệp dữ do tội ác cha ông họ để lại, hay mọi chuyện đều do một hình nhân thế mạng thao túng và đang lên kế hoạch tận diệt từng sinh mạng dân làng vô tội bằng loại quỷ thuật điên rồ chẳng ai ngờ tới? 

Đây là series kinh dị cổ trang đầu tiên của Việt Nam và là series kinh dị đầu tư kinh phí cao nhất từ trước tới nay của K+, được thực hiện bởi bộ đôi đạo diễn - NSX chuyên trị dòng phim kinh dị Trần Hữu Tấn - Hoàng Quân. Phát sóng trên kênh K+CINE và app K+.  

H. Ảnh: ĐPCC 

Hot news